PHÒNG CHỐNG THIẾU I-ỐT
Chuyên mục: Thông tin hoạt động, Thông tin tuyên truyền, Thông tin cần biết |
Người đăng:
Trịnh Xuân Lộc |
Ngày đăng: 04/12/2022 |
Số lần xem: 849
1. Vai trò
PHÒNG CHỐNG THIẾU I-ỐT
I-ốt là một vi chất tự nhiên
Là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin (hormone tuyến giáp).
Cơ thể không tự tổng hợp được.
Lượng i-ốt dư sẽ được cơ thể thải qua nước tiểu
2. Hậu quả do thiếu I-ốt
Thiếu I-ốt sẽ bị chậm phát triển về thể lực và trí tuệ
Giảm khả năng lao động, giảm trí nhớ
Giảm nặng lực học tập (chỉ số IQ giảm 10-15 điểm)
Chậm phát triển thể chất
Bướu cổ
Rối loạn chức năng sinh sản: sẩy thai, thai chết lưu. sinh non,…
Cân nặng sơ sinh thấp
Tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em.
3. Đối tượng nguy cơ thiếu I-ốt
Tất cả mọi người dân, mọi lứa tuổi đều có thể bị thiếu I-ốt nhưng đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất gồm trẻ em, phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
4. Phòng ngừa thiếu hụt I-ốt
Bổ sung I-ốt vào muối ăn, đây là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất, đơn giản nhất và chi phí thấp nhất.
Việc bổ sung I-ốt phải diễn ra thường xuyên đều đặn hàng ngày và trong suốt cả cuộc đời.
Sử dụng muối I-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày.
Khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu I-ốt, gia vị có bổ sung I-ốt.
Thực phẩm giàu I-ốt: những thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá, hải sản, các loại rong tảo biển thường có hàm lượng I-ốt cao như tảo tía, cá thu, cải thảo, trứng gà, nấm mỡ, súp lơ, khoai tây,…