THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG NGÀY THẾ GIỚI CHỐNG LAO NĂM 2023 “YES! WE CAN END TB
Chuyên mục: Thông báo, Thông tin tuyên truyền |
Người đăng:
Trịnh Xuân Lộc |
Ngày đăng: 30/03/2023 |
Số lần xem: 793
Chủ đề ngày Thế giới phòng chống lao của Việt Nam năm 2023 “Việt Nam chiến thắng bệnh lao”, Trên cơ sở chủ đề Thế giới và tình hình thực tiển tại Việt Nam Chương trình Chống lao Quốc gia đã chọn chủ đề trên để khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao. Với thông điệp hàng đầu của Thế giới và chủ đề của Việt Nam muốn thu hút sự chú ý đến bệnh lao và sức mạnh tập thể hãy chung tay tích cực hơn nữa trong phòng, chống bệnh lao. Thông điệp đang nhấn mạnh sự cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao về việc tăng cường đầu tư nguồn lực, áp dụng các sáng kiên và khuyến nghị mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hành động nhanh chóng, hợp tác đa ngành để đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao và đạt được các cam kết chấm dứt bệnh lao do các nhà lãnh đạo toàn cầu đưa ra. Điều đặc biệt trong năm 2023, là một năm quan trọng đó là “năm của hy vọng” và chủ đề năm nay xây dựng trên những công việc tuyệt vời mà nhiều Quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao đã thực hiện vào năm 2022 để phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19 và đảm bảo khả năng tiếp cận chẩn đoán mới, phác đồ điều trị mới, công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong phòng chống bệnh lao. Đầu tư nhiều hơn sẽ cứu sống hàng triệu người nữa, đẩy nhanh sự kết thúc của bệnh lao.
Hàng năm, chúng ta tổ chức truyền thông Ngày Thế giới Phòng chống lao vào ngày 24 tháng 3 để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe, những ảnh hưởng 2 nghiêm trọng của bệnh lao đền sức khỏe con người, hậu quả kinh tế và xã hội của bệnh lao, đồng thời nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Ngày 24 tháng 3 năm 1882 khi bác sĩ Robert Koch thông báo ông đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. Mỗi ngày, trên thế giới hơn 4.100 người mất mạng vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc mới bệnh lao, tuy nhiên bệnh này có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Trong những năm qua, toàn cầu đã có nhiều nỗ lực nhằm chống lại bệnh lao, ước tính đã cứu được khoảng 74 triệu sinh mạng kể từ năm 2000.
Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới, đáng báo động là tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG-WHO Report 2022-Global Tuberculosis Control), trong thời gian vừa qua mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao, tuy nhiên bệnh lao vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 13 và đứng thứ 2 sau COVID-19 (trên cả HIV/AIDS). Mỗi năm với khoảng 10,6 triệu bệnh nhân lao mới tăng 4,5% so với năm 2020 (10,1 triệu) và khoảng 1,6 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu, trong đó có khoảng 187.000 người chết do lao trong số những người nhiễm HIV. Tỷ lệ mắc lao mới tăng 3,6% trong năm 2021 so với năm 2020, đảo ngược mức giảm 2% hàng năm đã tồn tại trong hai thập kỷ. Số trường hợp mắc lao kháng thuốc tăng trong năm 2021, có 450. 000 trường hợp mắc mới.

Tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động phòng chống lao
Cuối năm 2019, các chỉ số toàn cầu về giảm gánh nặng bệnh lao, cải thiện khả năng tiếp cận với phòng chống và chăm sóc điều trị bệnh lao, tăng cường khả năng tài chính đều đi đúng hướng, tuy nhiên các cột mốc và mục tiêu đã không đạt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021, nhiều quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao đã không đạt các mục tiêu quan trọng từ 2020-2021 của Chiến lược chấm dứt bệnh lao. Đại dịch COVID-19 tiếp tục tác 3 động nghiêm trọng ảnh hưởng đến công tác phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao và gánh nặng bệnh lao. Tiến độ đã đạt được trong những năm trở lại đây đến năm 2019 đã chậm lại, đình trệ hoặc hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-Global TB Report) năm 2022, số lượng bệnh nhân lao tử vong đã gia tăng trong hai năm liên tiếp và lần đầu tiên ước tính số lượng người mới mắc lao hàng năm cũng đã tăng lên sau hơn một thập kỷ. Một số mục tiêu về phòng chống bệnh lao đang tiến gần đến các mục tiêu đã đề ra trong cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc năm 2022, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mục tiêu chưa đạt được.
Trong giai đoạn 2020-2022, chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của một số nước trên Thế giới nhằm khắc phục tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 trong phòng chống lao. Bên cạnh đó, ưu tiên nghiên cứu và đảm bảo khả năng tiếp cận các chẩn đoán mới, phác đồ điều trị và phòng ngừa mới, các khuyến nghị và hướng dẫn mới được nhiều Quốc gia chú trọng hơn.
Việt Nam vẫn là Quốc gia có gánh nặng bệnh lao với 169.000 người mắc lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global TB Report 2022- WHO). Trong đó có 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng đa thuốc và gia đình phải đối mặt với những chi phí thảm họa (chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao) vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình và 70% người mắc lao ở độ tuổi lao động. Vì vậy, bệnh lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Tập trung đầu tư để chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam là tránh được cái chết không đáng phải có của 12.000 người mỗi năm và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
COVID-19 và bệnh lao là 02 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan 4 tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng, không ai mắc lao bị tử vong ngay, thường bệnh kéo dài âm thầm và được phát hiện muộn. Từ khi phát hiện đến tử vong đã lây truyền cho rất nhiều người trong cộng đồng. Do đó, phát hiện sớm chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ lao.
Mỗi năm, Việt Nam phát hiện và thu nhận điều trị khoảng hơn 100.000 người mắc lao mới. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo chỉ đạt 60%, vẫn còn 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa báo cáo. Bệnh lao hoàn toàn có thể điều trị khỏi với tỳ lệ khỏi bệnh của bệnh nhân lao mới được duy trì >90% và 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên Thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng thuốc và siêu kháng thuốc. Để có thể phát hiện được nhiều số ca mắc lao, Chương trình đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert) vào phát hiện chủ động đạt hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay. Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc lao sẽ được thu nhận điều trị tại đơn vị chống lao.
Sự hồi phục công tác phòng chống lao sau đại dịch COVID-19
Hiện nay, dịch tể lao Việt Nam vẫn còn cao, xếp thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất trên Thế giới và đứng hàng thứ 11 gánh nặng lao kháng đa thuốc cao toàn cầu. Trong hai năm có đại địch COVID-19 (2020-2021), công tác phòng chống lao Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Năm 2021, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do tác động của đại dịch COVID-19. Người dân khó tiếp cận với các dịch vụ y tế chung và đặc biệt các dịch vụ chẩn đoán, điều trị lao. Nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trong hệ thống phòng chống lao trên toàn quốc được chuyển đổi công năng và phân công điều trị bệnh nhân COVID-19. Do đó các hoạt động phòng 5 chống lao bị đình trệ, hoạt động phát hiện bệnh nhân lao ảnh hưởng không triển khai được do thực hiện giãn cách xã hội
Hậu quả là sự sụt giảm số luợng bệnh nhân lao mới phát hiện. Năm 2020, số lượng bệnh nhân lao phát hiện và điều trị trên toàn quốc giảm nhẹ 3,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, năm 2021 với bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến nặng, đặc biệt với các qui định giãn cách xã hội, số bệnh nhân lao phát hiện giảm 24,5% so với năm 2019 (thời điểm chưa bị tác động bởi dịch Covid 19).
Năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn tồn tại, công tác chống lao tại các tuyến vừa tăng cường các hoạt động phòng chống lao vừa đảm bảo các biện pháp an toàn bệnh viện, an toàn cộng đồng trong phòng chống đại dịch COVID-19.
Theo số liệu báo cáo của Chương trình chống lao Quốc gia (CTCL.QG) năm 2022, (103.120) đã có sự cải thiện đáng kể để phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của CTCL so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 30,6%)
Tuy nhiên, do chỉ tiêu cam kết với Quỹ toàn cầu (QTC) cho giai đoạn 2021- 2023 ở mức cao nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao năm 2030, số ca bệnh được báo cáo năm 2022 của CTCL.QG chỉ đạt 74,2% chỉ tiêu kế hoạch năm. (103.120 ca bệnh/chỉ tiêu 139.000). Việc phục hồi các hoạt động phát hiện và công tác phòng chống lao tại các địa phương trở về mức của giai đoạn trước dịch COVID-19 đã cho thấy sự nỗ lực to lớn của cả hệ thống phòng chống lao toàn quốc.
Tình hình bệnh lao Việt Nam cũng như các quốc gia khác, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trong hai năm 2020-2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao gia tăng trở lại so với giai đoạn trước đây, số lượng bệnh nhân tử vong do lao năm 2021 ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% so với năm 2020. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong của bệnh nhân lao sẽ rất cao (khoảng 50%).
Tại thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống bệnh lao 2020-2025 và tầm nhìn 2030, số người thử đàm tăng và tỷ lệ nguồn lây phát hiện giảm cho thấy sự phát huy hiệu quả hoạt động khám phát hiện sớm và cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng. Đồng thời với sự đóng góp đáng kể khoảng 30% của các cơ sở y tế công-tư (PPM) trong khám phát hiện. Chương trình Chống lao thành phố Hồ Chí Minh trong các năm qua đã cố gắng nổ lực khắc phục khó khăn giải quyết các thách thức: gia tăng dân số, vấn đề người nghèo, tốc độ đô thị hóa, di dân tự do, Lao/HIV, Lao đa kháng thuốc, y tế tư nhân và bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân lao khó khăn.
Tuy nhiên trong năm 2021, với đợt bùng phát thứ 4 của đại dịch COVID-19, số người phát hiện bệnh lao toàn quốc đã sụt giảm khoảng 20% và Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu tác động chung của dịch bệnh, với tình hình giãn cách xã hội bệnh nhân khó tiếp cận các cơ sở y tế do hạn chế đi lại và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nên số lượng bệnh nhân được phát hiện lao tại các cơ sở giảm đáng kể. Số người thử đàm phát hiện giảm 23,8%, nguồn lây phát hiện giảm 18,5% và thu dung lao các thể giảm 15,8% so cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu báo cáo của Chương trình Chống lao Thành phố Hồ Chí Minh (CTCL TP.HCM) năm 2022, các hoạt động phòng chống lao đã phục hồi trở lại của các tuyến từ cơ sở đến thành phố. Sự tác động tích cực của CTCL TP.HCM đã cải hiện số người được được thử đàm phát hiện năm 2022 tăng 70,3%, nguồn lây phát hiện tăng 76,2% và thu dung lao các thể tăng 34,6% so cùng năm 2021.
Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 năm nay là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, nâng cao nhận thức về bệnh Lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng để chiến thắng bệnh lao.
Trước tình hình bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, CTCL.QG dự kiến điều chỉnh thời gian chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, phù hợp 7 với Chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu. Chương trình Chống lao Quốc gia cần được đầu tư rất nhiều nguồn lực để đảm bảo tất cả bệnh nhân lao được khám phát hiện và điều trị , ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên toàn quốc, đặc biệt phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, kết hợp phát hiện thường quy, đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác, để kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân mắc lao và ngăn chặn nguồn lây.
Chấm dứt bệnh lao: Những thách thức và cơ hội với hoạt động thực tiển
Trong khó khăn do dịch bệnh, để đảm bảo công tác khám chữa bệnh vừa đảm trách công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 hiệu quả. Với sự gia tăng nguồn lực y tế cho công tác phòng chống dịch nên tình trạng thiếu nhân lực cho các hoạt động thường quy của chương tình như: Phát hiện chủ động, xét nghiệm, giám sát ….), Chương trình chống lao Thành phố Hồ Chí Minh cố gắng duy trì đảm bảo chất lượng hoạt động phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao thường quy tại các tuyến của CTCL lồng ghép trong các hoạt động chung của hệ thống y tế với những giải pháp linh hoạt, an toàn kiểm soát dịch bệnh:
+ Lồng ghép sàng lọc lao chủ động tại các khu cách ly và tại các điểm tiêm ngừa vắc xin Covid tại huyện Bình Chánh và quận 6 với chiến lược 2X (X quangXpert)
+ Triển khai mô hình giám sát trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh Covid- 19 từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở và bệnh nhân thông qua ứng dụng Video call và Email.
Tập trung nguồn lực – Tăng cường phát hiện bệnh lao
Báo cáo của WHO kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp khẩn cấp để khôi phục khả năng tiếp cận các dịch vụ lao thiết yếu và cũng kêu gọi tăng gấp đôi đầu tư vào nghiên cứu đổi mới cũng như hành động phối hợp trong toàn ngành y tế và Chính quyền các cấp, Ban ngành đoàn thể, để giải quyết các yếu tố quyết định về xã hội, môi trường và kinh tế của bệnh lao và các hậu quả của bệnh lao.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, Chương trình Chống lao quốc gia sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình kiểm soát nhanh dịch bệnh COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nguy hiểm tại tuyến y tế cơ sở hướng đến chấm dứt bệnh lao năm 2030.
Chương trình chống lao thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục duy trì, đảm bảo chất lượng hoạt động phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao thường quy tại các tuyến, Chương trình sẽ đẩy mạnh hoạt động phát hiện chủ động tại cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế tập trung vào các nhóm nguy cơ cao nhằm tăng cường phát hiện tối đa các bệnh nhân lao và lao tiềm ẩn trong công đồng, thu nhận điều trị kịp thời, cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.
Thời gian tới, nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, cơ sở y tế an toàn, chủ động kiểm soát và phát hiện ca bệnh, Chương trình chống lao Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường áp dụng chiến lược 2X (Xquang, Xpert) trong tiếp cận phát hiện chủ động. Triển khai Chiến lược “2X”, chúng ta có thể phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh lao và nguồn lây để không ai bị bỏ lại phía sau “Tìm kiếm, điều trị cho tất cả bệnh nhân Lao” (Find.Treat.All.# End TB) …sẽ có thể chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam.
Hiện nay, người dân đã có ý thức cao về phòng chống bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Đồng thời với sự kích hoạt toàn bộ hệ thống chính trị với những giải pháp phòng chống hiệu quả cũng chính là cơ hội để Việt Nam “Giảm thiểu tác động của COVID-19- Tập trung nguồn lực –Tăng cường phát hiện” trong chủ đề Thế giới phòng chống lao năm 2022. Trên nền tảng đó tiếp nối trong năm 2023, chủ đề “Việt Nam chiến thắng bệnh lao”, với niềm tin lạc quan hy vọng thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ để đạt mục tiêu loại bỏ bệnh lao năm 2030.
Từ chủ đề trên cho thấy tính cấp bách trong cuộc chiến chống lao, mọi người hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống lao. Trong muôn vàn khó khăn và thách thức nhưng nếu các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và 9 cộng đồng cùng chung tay thì chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và bệnh lao.
Các nguyên thủ quốc gia đã cùng nhau đưa ra cam kết mạnh mẽ để chấm dứt bệnh lao tại Hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên Hợp Quốc vào tháng 09 năm 2018 nhằm :
+ Mở rộng quy mô tiếp cận phòng ngừa và điều trị bệnh lao;
+ Đảm bảo nguồn lực tài chính đầy đủ và bền vững bao gồm cho các nghiên cứu;
+ Chấm dứt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bệnh, thúc đẩy hành động nhân quyền và lấy người bệnh làm trung tâm.
Chiến lược chấm dứt bệnh lao…… Đã đến lúc ….cùng nhau hành động
“Liên kết loại trừ bệnh lao”, các tổ chức đối tác phòng chống lao đã thống nhất chọn khẩu hiệu này vì nó có tính kêu gọi mạnh mẽ, góp phần đẩy cao phong trào vận động xã hội đến với mỗi cá nhân - không phân biệt quốc gia, tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp - tất cả cùng hợp lực để chấm dứt bệnh lao!
Cam kết chính trị, tăng cường lãnh đạo, đoàn kết các đối tác và tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc mở rộng và tối ưu hóa một mô hình chăm sóc bệnh nhân Lao toàn diện là "Đoàn kết, chung sức để chấm dứt bệnh lao". Tổ chức Y tế Thế giới cũng nhận định Việt Nam đang trên con đường chấm dứt bệnh lao.
Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 năm nay, nhắc nhỡ chúng ta phải chạy đua với thời gian trong tiến trình đạt cam kết toàn cầu về chấm dứt bệnh lao năm 2030. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần nỗ lực gấp đôi để nâng cao nhận thức, tôn trọng các cam kết và huy động các nguồn lực cần thiết để giúp đạt được các mục tiêu. Cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, nâng cao nhận thức về bệnh Lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng để chiến thắng bệnh lao.
Năm nay, điểm nổi bật của ngày Thế giới phòng chống lao sẽ là thúc giục các quốc gia đẩy mạnh tiến độ chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc vể bệnh lao năm 2023. Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) cũng đưa ra lời kêu gọi các Quốc gia thành viên đẩy nhanh việc triển khai các phác đồ điều trị ngắn hạn mới bằng đường uống được WHO khuyến nghị đối với bệnh lao đa kháng thuốc.
Cùng với phương châm lâu dài "Hãy hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao" có thể được bổ sung với những thông điệp cụ thể, điều chỉnh phù hợp với từng bối cảnh quốc gia, địa phương và tập trung vào những nhóm nguy cơ cao, như phụ nữ, trẻ em, cộng đồng nghèo khổ, di dân hoặc tù nhân.
Nhân Ngày Thế giới chống lao năm 2023, Chương trình chống lao TP. Hồ Chí Minh kêu gọi tất cả các cấp chính quyền, ban nghành đoàn thể, các đối tác, tất cả cộng đồng quyết tâm cùng nhau thực hiện các hoạt động phòng chống lao trong tháng chiến dịch truyền thông cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về bệnh lao phối hợp với hoạt động truyền thông phòng chống COVID-19
- Phối hợp công tác phòng chống Covid -19 và phòng, chống bệnh lao.
- Lồng ghép các hoạt động phòng chống Covid-19 trong công tác phát hiện bệnh lao.
Tập trung nguồn lực
- Đảm bảo tất cả bệnh nhân lao được thanh toán chi phí bằng nguồn BHYT
- Phối hợp với tổ chức FIT tiến hành sàng lọc lao tích cực bằng chiến lược 2X tại cộng đồng theo Dự án 5 năm đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ sở y tế tư nhân ngoài CTCL trong phát hiện bệnh lao thông qua dự án PPM mô hình 5
- Củng cố, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cơ sở.
Tăng cường phát hiện bệnh lao 11
- Tăng cường phát hiện chủ động trong cộng đồng: Sàng lọc lao bằng xe Xquang lưu động cho các đối tượng có nguy cơ cao (người tiếp xúc hộ gia đình, người cao tuổi, trẻ em, HIV, đái tháo đường, người mắc các bệnh mạn tính) tại quận/huyện và trung tâm bảo trợ xã hội (TT06)
- Tối ưu hóa các phương pháp phát hiện bệnh lao
+ Đẩy mạnh kết hợp phương pháp Xquang-Xpert trong phát hiện và chẩn đoán bệnh lao
+ Duy trì áp dụng thường quy xét nghiệm Xpert đối với mẫu phân ở trẻ em và HIV nghi ngờ mắc lao khi không thu nhận được mẫu bệnh phẩm hô hấp.
Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao PASTB- Hành trình 5 năm đồng hành cùng người bệnh
Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao PASTB được Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký và ban hành Quyết định số 380/QĐ-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2018. Đây là quỹ xã hội, từ thiện, phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị bệnh nhân lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao, phạm vi hoạt động toàn quốc.
Hoạt động hỗ trợ đã triển khai từ tháng 07/2018, ban đầu hỗ trợ tập trung tại bệnh viện phổi Trung ương và đến nay đã triển khai rộng khắp 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. (năm 2022 có 100% tỉnh/thành phố tham gia).
Bản cập nhật từ trang Web mystoptb.org nơi mà các thành viên trong xã hội và cộng đồng người mắc lao có thể tự cam kết hỗ trợ chiến dịch “Chấm dứt bệnh lao” và phổ biến trực tuyến thông điệp này qua các kênh xã hội.
Với mong muốn vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua những ảnh hưởng của bệnh tật, mặc cảm bệnh tật để chữa khỏi bệnh lao và hòa nhập cộng đồng, bệnh viện Phổi Trung ương – Chương trình chống lao Quốc gia - Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao-PASTB tiếp tục phối hợp với cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB trong thời gian 02 tháng.
- Thời gian: Bắt đầu từ 00h00 ngày 15/03/2023 đến 24h00 ngày 13/5/2023.
- Cú pháp soạn tin nhắn: TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn).
Ngoài ra, các tổ chức/ cá nhân có thể tài trợ cho Quỹ trực tiếp hoặc chuyển khoản theo thông tin:
- Đơn vị: Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao
- Địa chỉ: Tầng 1, Nhà 55, Bệnh viện Phổi Trung ương
Số 463 đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Số tài khoản: 160 10 00 0288699
- Tại: Ngân hàng BIDV, Chi nhánh Sở Giao dịch 3
Mỗi tin nhắn gửi đi sẽ tạo thêm cơ hội cho người bệnh lao được điều trị khỏi, giảm nguồn lây trong cộng đồng.Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao, trong đó có người thân của mỗi chúng ta. Đầu tư 1 đồng cho lao, chúng ta có thể thu về cho xã hội 46 đồng theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới.
Vì sức khỏe Việt Nam, hãy chung tay, đã đến lúc hành động để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035!